Trung tâm gia sư Tài Năng Việt thấy văn tự sự là một trong những dạng văn cơ bản mà chúng ta được học khi vào trung học Cơ sở. Làm sao để lên ý tưởng và triển khai một bài văn tự sự sáng tạo ? Có phải đây là câu hỏi mà bạn vẫn luôn muốn biết. Hôm nay, Trung tâm gia sư Tài Năng Việt nêu xin chia sẻ một vài kinh nghiệm về chủ đề này.
Trung tâm gia sư Tài Năng Việt nêu khái niệm VĂN TỰ SỰ
Trước khi đi vào thực hành, chúng ta cần nắm rõ bản chất của thể loại văn tự sự. Hiểu một cách đơn giản không phải khái niệm chuẩn mực, văn tự sự là văn ghi lại diễn biến của những sự kiện, trong đó có không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, nhân vật, đối thoại…
Thời gian nghệ thuật thường đi theo trình tự liên tiếp. Việc nào xảy ra trước kể trước, việc nào xảy ra sau kể sau. Bởi lẽ, các sự kiện trong một câu chuyện có tính hệ quả, có sự kết nối chặt chẽ và mật thiết với nhau không thể tách rời. Và những sự kiện ấy cũng diễn ra ở một không gian cụ thể được gọi là không gian nghệ thuật.
Nhân vật tự sự là yếu tố không thể thiếu trong dạng văn này. Nhân vật ở đây có thể là con người hoặc con vật hoặc sự vật tùy thuộc vào sáng tạo hay yêu cầu đề bài. Trong một tác phẩm, cần xác định đâu là nhân vật chính diện, nhân vật phản diện hay nhân vật chính và nhân vật phụ.
Đối thoại là cách đối đáp giữa các nhân vật trong cùng một tác phẩm để tạo nên tính hấp dẫn, liền mạch cho bài văn tự sự.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cần có để có một bài văn tự sự hoàn chỉnh.
Trung tâm gia sư Tài Năng Việt hướng dẫn lên ý tưởng văn sự sự
Văn tự sự là dạng văn đòi hỏi sự sáng tạo khá cao ở người viết. Tuy nhiên, cũng chính nhờ yêu cầu sáng tạo này, người viết có thể thoải mái mở rộng tư duy, tưởng tượng liên hệ để tạo nên những câu chuyện của riêng mình muốn truyền đạt đến người đọc.
Đề bài là chìa khóa để mở cửa. Bao giờ cũng vậy, muốn thực hiện tốt việc gì ta cần biết mình thực hiện điều gì và để làm gì thì mới có thể tìm ra cách thức phù hợp. Tương tự như thế, muốn làm văn tự sự tốt chúng ta cần nắm vững yêu cầu đề bài. Đề bài yêu cầu mình viết đoạn văn hay bài văn ? Chủ đề bài văn muốn mình hướng tới là gì? Từ đó, ta mới có thể xác định được không gian, thời gian, nhân vật, đối thoại… phù hợp với từng sự kiện diễn ra trong câu chuyện.
Sau khi xác định chính xác yêu cầu đề bài, người viết cần lập dàn ý ngắn gọn cho bài văn của mình. Thông thường, khi đi thi, bao giờ cũng giới hạn thời gian làm bài. Chúng ta nên dành khoảng tầm năm phút ngắn ngủi để vạch rõ những ý cần có cho bài viết của mình. Việc lập dàn ý là vô cùng quan trọng bởi vì nó giúp chúng ta đi đúng vấn đề trọng tâm, sắp xếp ý cụ thể và trạch trường hợp viết lan man, thiếu ý, mơ hồ, không đúng với nội dung chính cần trình bày. Vậy thì một dàn ý chuẩn cần những gì? Nó bao gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài và kết bài khá đơn giản. Chủ yếu chúng ta cần quan tâm đến thân bài. Theo kinh nghiệm học và dạy của cá nhân tôi, tôi thường chia thân bài theo những nội dung sau:
1.Giới thiệu chung. Phần này bao gồm những ý cơ bản như không gian chung, thời gian chung của câu chuyện mình muốn kể, nguyên nhân của sự việc hoặc cũng có thể là giới thiệu đôi nét về nhân vật chính của tác phẩm…
2.Nội dung chính. Phần này chúng ta có thể chia sự việc làm ba phần chính: Trước khi sự việc diễn ra, trong khi sự việc diễn ra và sau khi sự việc diễn ra. Ta cũng có thể xem nó như: mở đầu, cao trào và kết thúc. Trong đó, cao trào là phần quan trọng nhất, đòi hỏi người viết phải tập trung bút lực, đi sâu kể chi tiết, đẩy sự việc lên đến mức độ cao nhất để tạo điểm nhất cho bài viết của mình.
3.Bài học nhân thức và hành động. Phần này có thể hiểu đơn giản là bài học được người viết rút ra qua sự việc đã kể. Câu chuyện này có ý nghĩa gì với chúng ta và chúng ta sẽ làm gì từ sự kiện đó.
Đây là một trong những phần khá hay và quan trọng, thể hiện sâu sắc cảm nhận của người viết. Thế nhưng, trong quá trình học và giảng dạy, tôi thấy rằng rất nhiều học sinh thường bỏ qua phần này. Cho nên, người viết cần lưu ý để không mắc phải lỗi tương tự!
3.VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ
Sau khi mọi thứ đã hoàn thiện, người viết tiến hành viết bài thôi!